Buồng tiêm truyền cấy dưới da Titan

Buồng tiêm truyền cấy dưới da Titan là vật tư cấy ghép chỉ định nhiều nhất cho các bệnh nhân ung thư truyền hóa chất giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng lên tĩnh mạch ngoại vi do truyền hóa chất lâu dài…

Thông tin sản phẩm


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BUỒNG TIÊM TITAN

Hãng Pakumed – Đức

Model: 111246 V-PU-SET, 111246 V-SET

BUỒNG TIÊM TITAN

Là một hệ thống cấy ghép hoàn toàn bao gồm một cổng tiêm, một vít khóa, một màng ngăn buồng tiêm bằng silicone tự liền. Mỗi bộ bao gồm một kim truyền buồng tiêm, một nong, một ống thông (catheter), một dụng cụ tạo đường hầm, một tờ hướng dẫn sử dụng và một thẻ bệnh nhân.

Cổng tiêm được làm bằng titan tương thích sinh học và không từ tính. Phần đáy cổng tiêm có lỗ để cố định bằng chỉ khâu. Cổng tiêm và ống thông tách rời nhau.

Màng ngăn bằng Silicone có thể chịu được 3000 mũi kim chọc với kim đặc biệt (kim không tạo lõi). Màng ngăn có khả năng chịu áp lực cao và giữ kim đứng đúng vị trí chọc.

Ống thông (catheter) (có nhiều chủng loại, cỡ và nguyên liệu như silicone, polyurethane – phụ thuộc vào chỉ định) có thể cắt ngắn theo mong muốn. Thân ống thông đánh dấu mỗi 5cm và được thiết kế nhỏ dần (hình đuôi chuột) ở đầu xa. Có lỗ bên ở ngay sát đầu xa (dễ dàng cho việc lấy máu, tránh tắc đầu xa).

Dụng cụ thực hiện kỹ thuật bao gồm kim chọc tĩnh mạch, một dây dẫn hướng, một bộ nong để đưa catheter vào mạch máu bằng kỹ thuật Seldinger’s. Dụng cụ tạo đường hầm hỗ trợ việc luồn catheter dưới da.

Chỉ nên sử dụng kim đặc biệt không tao lõi (SFN, Huber…) để truyền qua cồng tiêm. Điều này ngăn ngừa hỏng màng ngăn cổng tiêm khi kim đâm qua. Kích cỡ kim 20G, 22G được khuyến nghị.

Thẻ người bệnh được điền bởi bác sĩ đặt buồng tiêm và đưa cho người bệnh, họ nên giữ tài liệu này trong suốt thời gian có cấy buồng tiêm trên người. Hướng dẫn sử dụng nên sẵn sàng cho điều dưỡng chăm sóc buồng tiêm và các bác sĩ điều trị để tiếp tục theo dõi buồng tiêm lâu dài.

CHỈ ĐỊNH

Buồng tiêm Titan đường chỉ định cho các trường hợp sau

  • Điều trị lâu dài các tác nhân ức chế tế bào
  • Liệu pháp hóa chất điều trị ung thư gan, ung thư di căn…
  • Người bệnh mà ven ngoại vi khó đặt đường truyền mà yêu cầu tần suất truyền tĩnh mạch nhiều lần
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch
  • Người bệnh HIV
  • Lấy mẫu máu
  • Truyền máu

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Buồng tiêm không được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với các thành phần của buồng tiêm như titan, silicone, polyurethane
  • Nhiễm trùng tại chỗ đặt buồng tiêm, nhiễm khuẩn huyết
  • Rối loạn đông máu

 

BIẾN CHỨNG VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN

  • Tai biến trong lúc đặt buồng tiêm
  • Phản ứng tại chỗ (viêm, phù nề, tụ máu)
  • Nhiễm trùng
  • Tuột khớp nối catheter với cổng tiêm
  • Huyết khối
  • Đứt catheter ở vị trí đi qua xương sườn 1 và xương đòn
  • Đứt catheter ở vị trí khác
  • Thủng catheter
  • Thuốc thoát mạch do kỹ thuật tiêm qua cổng tiêm không đúng
  • Hoại tử mô xung quanh do thuốc thoát mạch

HƯỚNG DÃN ĐẶT BUỒNG TIÊM

Tuân thủ nguyên tắc vô trùng trong quá trình đặt buồng tiêm

  • Có nhiều kỹ thuật đặt buồng tiêm bao gồm kỹ thuật Seldinger’s
  • Lựa chọn kỹ thuật đặt hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện kỹ thuật
  • Đặt buồng tiêm thường tĩnh mạch thường sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ
  • Các vị trí chọc tĩnh mạch thường là: tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh ngoài
  • Chỉ sử dụng bơm tiêm 10ml và kim tiêm không tạo lõi (Huber, SFN) khi chọc qua màng ngăn. Kim tiêm qua màng ngăn chỉ được dùng một lần.
  • Kim dùng cho buồng tiêm nên đường dùng rất cẩn thận khi chọc qua màng ngăn và luôn ở vị trí thẳng đứng để cho phép hiệu quả được tối đa.
  • Nếu có nghi ngờ huyết khối do dùng buồng tiêm phải chẩn đoán xác định bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm doppler)

 

Để đạt được tốc độ dòng chảy lớn hơn, màng ngăn có thể cho phép cùng lúc dùng 03 kim truyền buồng tiêm.

  • Buồng tiêm tĩnh mạch nên được rửa bằng 20ml nước muối sinh lý 0.9% mỗi 3 tháng nếu không sử dụng.
  • Buồng tiêm động mạch nên được rửa mỗi 2 tuần
  • Nếu muốn lấy máu tĩnh mạch qua buồng tiêm, ban đầu nên lấy 3ml máu và loại bỏ. Nên sử dụng kim lớn ít nhất là 20G và lấy máu rất từ từ để tránh làm sai lệch kết quả. Nếu truyền máu thì nên dùng kim 18G hoặc 19G. Ngay sau đó phải rửa buồng tiêm ít nhất 20-50ml nước muối sinh lý 0.9%. Trong quá trình rửa buồng tiêm có thể xoay kim các hướng khác nhau để loại bỏ các mảng bảm trong cồng tiêm.
  • Để tránh phản ứng các thuốc khác nhau (đặc biệt là các chất ức chế tế bào), buồng tiêm nên được rửa bởi 10ml nước muối sinh lý 0.9% khi việc truyền được lặp lại.
  • Khi sử dụng kim truyền buồng tiêm thì khóa nên được mở để tránh máu vào buồng tiêm.
  • Tắc catheter do cục máu đông có thể được xử lý bằng cash sử dụng Streptokinase / Urokinase
  • Biến chứng tắc catheter có thể giảm được nếu sử dụng heparin
  • Buồng tiêm động mạch có thể dùng thuốc chống đông.

 

THẬN TRỌNG:

Không tiêm áp lực cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị đã khẳng định tính liên tục của buồng tiêm. Nếu có nghi ngờ gì thì không nên tiêm.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng khó chọc kim qua màng ngăn có thể do:

  • Kim chọc không đúng vị trí
  • Catheter gấp khúc hoặc bị cong
  • Tắc ở catheter hoặc cổng tiêm

Máu có trong hệ thống buồng tiêm có thể do các nguyên nhân sau:

  • Rò rỉ hệ thống buồng tiêm
  • Màng ngăn bị rách
  • Qui trình sử dụng buồng tiêm không đúng

 

CHỈ ĐỊNH THÁO BỎ BUỒNG TIÊM

  • Kết thúc điều trị
  • Tắc buồng tiêm không xử lý được
  • Catheter bị đứt hoặc hỏng
  • Màng ngăn bị thủng
  • Người bệnh không tuân thủ cách sử dụng
  • Huyết khối lớn các tĩnh mạch chính (dưới đòn, tĩnh mạch chủ…)
  • Nhiễm trùng không kiểm soát được

CẢNH BÁO

  • Cổng tiêm nên được cố định dưới da bằng mũi chỉ khâu hoặc túi đặt cổng tiêm nhỏ để tránh di chuyển cổng tiêm tại chỗ đặt.
  • Catheter phái được cố định với tĩnh mạch chắc chắn nhưng không thắt chặt.
  • Kế nối giữa cồng tiêm và catheter phải được khẳng định

PHÒNG NGỪA

Vô khuẩn

Vô khuẩn trong quá trình đặt buồng tiêm là bắt buộc bao gồm:

  • Đặt trong điều kiện vô trùng
  • Khử khuẩn tay và vùng da đúng qui trình
  • Sử dụng găng vô trùng
  • Sử dụng các vật tư vô trùng

THEO DÕI

Buồng tiêm không nên được sử dụng bởi các nhân viên y tế chưa được đào tạo về sử dụng buồng tiêm và không hiểu biết về các biến chứng của buồng tiêm.

Biến chứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình sử dụng buồng tiêm truyền dưới da.

KHUYẾN NGHỊ

Trước khi truyền qua buồng tiêm cần phải xác định vị trí chính xác của cồng tiêm. Cần phải loại trừ các dấu hiệu nhiễm trùng nếu có. Nếu không có biến chứng gì thì buồng tiêm có thể sử dụng ngay sau khi đặt một ngày.

 

Link Tham khảo: www.pakumed.de